Đau bụng kinh là một trong các hiện tượng khá phổ biến hiện nay của chị em phụ nữ. Chúng xảy ra trong thời kì kinh nguyệt ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Những cơn đau này khiến chị em bị ảnh hưởng khá lớn gây nhiều phiền toái khó chịu và đôi khi phải dùng đến thuốc giảm đau. Bài viết này chúng ta sẽ cùng Dược Phẩm Tâm An đi tìm hiểu đến nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đau bụng kinh ở chị em phụ nữ.

Đau bụng kinh là gì?
Tình trạng đau bụng kinh còn được gọi với tên gọi là thống kinh. Đây là tình trạng xuất hiện những cơn đau trong chu kì kinh nguyệt. Những cơn đau này thường sẽ ở vị trí bụng dưới và thường xuất hiện ở trước và sau trong thời gian hành kinh do sự co bóp ở vùng bụng dưới.
Theo nghiên cứu thì hiện nay hơn ½ chị em phụ nữ bị tình trạng đau bụng kinh từ 1-2 ngày mỗi tháng. Tùy từng mức độ đau nặng đến nhẹ mà chị em thường có xuất hiện những cơn đau khá nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
Phân loại đau bụng kinh
Đau bụng kinh được phân thành hai loại là nguyên phát và thứ phát.
- Đau bụng kinh nguyên phát: Đây là tình trạng những cơn đau mang tính chất lặp đi lặp lại vào mỗi một chu kỳ kinh nguyệt và không do bệnh lý gì xảy ra. Những cơn đau bất thường này sẽ vào khoảng từ 1-2 ngày trước một chu kì kinh nguyệt hoặc khi bắt đầu có kinh nguyệt.
Cơn đau bụng kinh nguyên phát thường kéo dài từ 24-48 giờ và giảm dần, có thể đi kèm các triệu chứng khác như đau mức độ nhẹ đến dữ dội ở vùng bụng dưới, lưng hoặc đùi; hoặc cảm thấy buồn nôn và nôn, mệt mỏi và thậm chí là tiêu chảy.
- Đau bụng kinh thứ phát: Loại thứ 2 này chỉ những cơn đau này có liên quan đến các bệnh lý về rối loạn hoặc viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản nữ. Cơn đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu sớm hơn trong chu kỳ kinh và kéo dài hơn so với thông thường. Ngoài ra, chị em cũng sẽ không cảm thấy buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.
Phân biệt đau bụng kinh với đau bụng do nguyên nhân khác
Hiện nay nhiều chị em có thể bị nhầm lẫn giữa khá nhiều tình trạng đau bụng kinh với tình trạng đau bụng do những nguyên nhân khác. Việc nắm chắc dấu hiệu nhận biết này cũng sẽ giúp cho chị em có thể phân biệt được tốt nhất.
Đau bụng kinh là những cơn đau nhói, co thắt ở vùng bụng dưới, xuất hiện ngay trước hoặc trong kỳ kinh.
Với mức độ đau ở mỗi chị em là khác nhau, nếu có yếu tố bệnh lý hoặc nguyên nhân khác tác động có thể gây đau đớn kéo dài hơn.
Ngoài đau bụng, chị em sẽ nhận thấy một số dấu hiệu đặc trưng khi kì kinh nguyệt sắp hoặc đang diễn ra như:
- Đau, nhức mỏi ở vùng lưng dưới.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Căng ở đầu vú.
- Căng bụng đi kèm với đau quặn, nhiều hơn vào lúc sáng sớm.
- Đổ mồ hôi nhiều hơn.
- Táo bón.
Trên thực tế thì đa phần các trường hợp đau bụng kỳ kinh không cần can thiệp y tế, tuy nhiên nếu cơn đau dữ dội, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thì bạn nên đi khám chuyên khoa để được kiểm tra.
Triệu chứng đau bụng kinh như thế nào?
Một số triệu chứng khá điển hihf của tình trạng đau bụng kinh được thể hiện ở nhiều mức độ khác như như đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc đau quặn bụng và đau dữ dội. Những cơn đau bụng sẽ xuất hiện từ 1-2 ngày trước hoặc trong thời gian diễn ra tình trạng hành kinh và cơn đau sẽ thường tỷ lệ thuận với mức độ co bóp của tử cung. Bên cạnh đó còn một số triệu chứng như sau:
- Buồn nôn;
- Đau đầu, chóng mặt;
- Mệt mỏi;
- Tiêu chảy hoặc táo bón tùy theo cơ địa.
>>> Xem thêm: Rong Kinh là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị
Đau bụng kinh có nguy hiểm không?
Có thể thấy hiện tượng đau bụng kinh là một trong những diễn biến thường xảy ra với nhiều chị em trong thời kì kinh nguyệt. Tuy nhiên khi tình trạng đau này đến trước kỳ kinh và kéo dài hơn so với cơn đau bụng kinh bình thường có thể là một trong những dấu hiệu chỉ báo chị em bị mắc bệnh lý nguy hiểm có thể kể đến như sau:
- U xơ tử cung: Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng áp lực lên tử cung gây rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Chị em nữ giới thường mắc bệnh lý này thường sẽ gặp nhiều biểu hiện khác như khó tiểu, tiểu buốt, rong kinh hoặc cường kinh.
- Lạc nội mạc tử cung: Hiện tượng lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện trong cơ tử cung và ống dẫn trứng hay buồng trứng. Với những khối mô nội mạc này phát triển có thể gây sưng viêm hay tiêu chảy tại vị trí đi lạc cũng khiến chị em bị đau trong chu kì kinh nguyệt.
- Cổ tử cung thường bị hép có thể sẽ khiến cho việc lưu thông máu trong kỳ kinh thường gặp khó khăn hơn. Việc này có thể dẫn đến chị em có được những cảm giác đau bụng nhiều hơn xảy ra.
- Viêm vòi trứng: Tình trạng viên tắc vòi trứng cũng sẽ là một trong những tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến phần khung xương chậu. Chính vì thế mà chị em cũng sẽ cảm thấy được mình bị đau bụng trước hoặc trong chu kì kinh của mình. Bên cạnh đó thì còn có một số triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt và có khí hư màu lạ hay tình trạng chóng mặt buồn nôn.
- Ung thư cổ tử cung: ở giai đoạn đầu ung thư thường không có biểu hiện rõ ràng, khi các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như đau bụng kinh dữ dội, đau vùng chậu, đau khi giao hợp, tiết dịch âm đạo bất thường… vì thế chị em không được chủ quan.
Cách phòng ngừa bị đau bụng kinh
Có thể thấy được thì tình trạng đau bụng kinh chính là phản ứng cơ thể trong thời gian bị hành kinh do tử cung của chị em co bóp để đẩy lớp niêm mạc và trứng ra khỏi cơ thể. Chính vì thế mà để phòng ngừa tình trạng đau bụng khó chịu này chị em cần chú ý ăn uống điều đọ đủ chất và kết hợp tập luyện thể dục thể thao điều độ.
Bên cạnh đó, cơn đau bụng kinh có thể do bệnh lý rối loạn hoặc nhiễm trùng cơ quan sinh sản gây ra, do đó chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chị em nên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín trong thời kì kinh nguyệt. Việc này giúp giảm thiểu đáng kể các cơn đau do kinh gây ra. Ngoài ra thì nên tránh quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh để tránh gây viêm nhiễm.
- Giữ vệ sinh cá nhân, nhất là khi mang thai và sinh con để tránh viêm tiểu khung và các biến chứng phụ khoa khác.
- Thực hiện các biện pháp tránh thai tại những cơ sở y tế uy tín để tránh viêm dính niêm mạc tử cung cũng như phát sinh các bệnh lý khác.
- Tầm soát và khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh lý phụ khoa và điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Chậm kinh (trễ kinh) la gì ?: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp cho bạn có được những kiến thức về bệnh đau bụng kinh. Nếu bạn có thắc mắc gì về tình trạng đau bụng kinh của mình hoặc bạn muốn đăng ký mua sản phẩm. Vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin cho chúng tôi:
- Địa chỉ:175 đường Trường Chinh, Phùng Chí Kiên, Bắc Kạn
- Phone: 0354.591.555
- Email: hotro.duoctaman@gmail.com
- Website: https://duocphamtaman.com/