Hà thủ ô là một vị thuốc quý thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y. Hà thủ ô có nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý của cơ thể. Tuy nhiên, hiệu quả này chỉ có được khi người bệnh sử dụng hà thủ ô đúng cách. Vậy hà thủ ô đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Dược phẩm Tâm An.
Đặc điểm tự nhiên của hà thủ ô
Hà thủ ô là một trong những loại cây thuốc quý của Việt Nam. Cây còn có nhiều tên gọi khác là dạ gia đằng, dạ hợp, thủ ô… Tuy nhiên, tên khoa học củ hà thủ ô Fallopia multiflora (thunb) Haraldson, thuộc họ rau răm. Đây là dạng cây thân leo thường mọc xoắn và quấn vào nhau tạo thành một hình dạng vòng xoắn đặc biệt. Bề ngoài thân cây này thường có màu xanh tía mặt ngoài nhẵn và có các vân nổi rõ. Cây hà thủ ô phát triển từ củ của nó trên mặt đất với phần rễ phình to ở phía dưới giúp hấp thụ được nước và các dưỡng chất từ đất.

Hà thủ ô là dược loại quý được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta, chẳng hạn như Cao Bằng, Hà Giang,… Hiện nay, loại cây này cũng đang được trồng tại nhiều tỉnh thành phía Nam.
Trong tự nhiên các nhà khoa học đã tìm ra được 2 loại hà thủ ô phổ biến nhất hiện nay chính là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Không chỉ khác nhau về màu sắc mà dược tính của các loại hà thủ ô này cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Hà thủ ô đỏ: Loại hà thủ ô đỏ này với dược tính cao hơn hà thủ ô trắng. Loại cây này có tính ôn, vị chát, ngọt và đắng. Bên ngoài củ hà thủ ô đỏ có màu nâu đen nhưng bên trong có màu đỏ sẫm.
- Hà thủ ô trắng: Loại này mọc nhiều trong tự nhiên tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng, dược tính thường thấp hơn so với hà thủ ô đỏ nên ít được trồng rộng rãi. Bên ngoài củ của cây có màu xám trắng và bên trong ruột có màu trắng ngà.
Cách chế biến hà thủ ô
Theo Đông y thì vị thuốc Hà Thủ Ô và đặc biệt là Hà Thủ Ô đỏ thường có vị đắng và chat có tính hơi ôn. Với vị đắng này của Hà Thủ Ô có liên quan đến lạnh còn vị chat của Hà Thủ Ô có liên quan đến táo sáp. Và các chuyên gia cho rằng tình trạng này xảy ra do tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hà thủ ô sử dụng trong đông y sẽ thường được chế biến sẵn.
Khi chế biến thì Hà Thủ ô sẽ được rửa sạch, cạo vỏ và đem ngâm với nước gạo trong 24 giờ. Tiếp theo sẽ thái mỏng bỏ lõi và chưng cách thủy với nước đậu đen theo hàm lượng 1kg củ sẽ đi với 300gam đậu đen. Khi chưng lên thì sẽ liên tục và nước nấu trong nồi được chưng tới 9 lần (cửu chưng cửu sái) là tốt nhất. Quá trình chưng thực chất giúp làm giảm bớt độc tính, tăng sức bổ và đưa thuốc vào thận dễ dàng hơn.
Theo tây y thành phần các hợp chất trong hà thủ ô sống thường bao gồm: 7,68% tanin; 0,259% dẫn chất antraqinon tự do; 0,805% các antraglycozid. Hà thủ ô sau khi được chế biến theo cách trên, thì thành phần dược liệu còn lại bao gồm: 3,8% tanin; 0,113% dẫn chất antraqinon tự do; 0,25% các antraglycozid và nhiều hợp chất khác.
Hà thủ ô trị bệnh gì?
Nhiều người có câu hỏi về Hà thủ ô có tác dụng gì ? Theo Y Học Cổ Truyền thì vị thuốc Hà Thủ ô có tính vị đắng chat và ấm có tác dụng với can thận. Những công dụng của Hà Thủ ô có thể được kể ra như sau:
1. Giúp tóc mọc và đen từ chân
Có câu ca dao: “muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô” Qủa thật thì vị thuốc Hà Thủ ô có công dụng cực kì tốt cho tóc giúp điều trị các vấn đề về mọc tóc hay tóc bị bạc sớm. Đặc biệt với loại Hà thủ ô đỏ cực kì bổ huyết và có tác động lớn đến vùng da đầu.
Những người có nồng độ cholesterol cao trong máu nên sử dụng hà thủ ô để ổn định. Ngoài việc giảm nồng độ cholesterol hà thủ ô sẽ ngăn ngừa tình trạng rụng tóc bạc tóc. Đồng thời sau một thời gian sử dụng bạn có thể cảm nhận được tóc đen hơn và chắc khỏe hơn.
2. Giải quyết các vấn đề khó tiêu
Với những vấn đề về bệnh Khó tiêu này thì vị thuốc Hà thủ ô có chứa thành phần mang tên Anthranoid giúp tăng mức độ nhu động của ruột. Nhờ đó mà khả thức ăn được chuyển hóa từ dạ dày đến ruột nhanh hơn.
Với chức năng này, bạn có thể dùng hạ thủ ô để trị cho các bệnh như kém tiêu hóa và táo bón. Tuy nhiên khi sử dụng vẫn cần có sự theo dõi và chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả an toàn cao nhất.
3 Bồi bổ thận
Với những người có vấn đề về thận như thận yếu hay tiểu đêm. Bạn có thể sử dụng phần nước sắc Hà Thủ ô để sử dụng giúp hỗ trợ tình trạng thận âm hư, đau nhức gân cốt, mỡ máu tăng cao, tiểu đường… Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng công dụng này của Hà thủ ô khó kiếm được ở các loại thảo mộc khác.
4 Tốt cho hệ thần kinh
Theo nhiều thí nghiệm đã được đưa ra thì Hà Thủ ô có tác dụng làm tăng quá trình tái tạo lại hồng cầu cho cơ thể. Do vậy thì với những chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bất thường có thể sử dụng Hà Thủ ô để sử dụng giúp điều hòa. Bên cạnh đó thì với các bệnh gầy gò xanh xao hoặc thiếu máu cũng có thể sử dụng vị thuốc này để điều trị bệnh.
5 Làm giảm khả năng linh hoạt của trực khuẩn lao
Lao là căn bệnh sinh ra do sự phát triển của trực khuẩn lao. Để ức chế làm giảm khả năng phát triển của trực khuẩn này bạn có thể sử dụng nước sắc hà thủ ô. Hãy tham khảo thêm cách sử dụng hiệu quả từ bác sĩ hoặc dược sĩ để đạt được kết quả cao nhất.
6 Làm chậm và giảm đáng kể quá trình oxy hóa
Qúa trình oxy hóa có tác dụng vô cùng lớn bảo vệ sự vận động cũng như sức khỏe. Đồng thời là ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Trong nghiên cứu với loại chuột, nước chiết ra từ hà thủ ô đỏ có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol mỗi liều dùng chỉ từ 1,5g/ml. Đồng thời cơ thể chuột thí nghiệm cũng được làm chậm lại quá trình oxy hóa diễn ra.
Hy vọng với những chia sẻ bên trên của chúng tôi có thể giúp cho chị em có được những kiến thức về dược liệu quý Hà Thủ Ô Nếu như bạn có những câu hỏi về dược liệu Hà Thủ Ô này hoặc muốn đăng ký mua sản phẩm. Vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin cho chúng tôi:
- Địa chỉ:175 đường Trường Chinh, Phùng Chí Kiên, Bắc Kạn
- Phone: 0354.591.555
- Email: hotro.duoctaman@gmail.com
- Website: https://duocphamtaman.com/