Trong những vị thuốc quý của Việt Nam thì Hoàng đằng là một vị thuốc quý đã được sử dụng từ khá nhiều năm về trước. Với nhiều công dụng khác nhau đặc biệt là trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, viêm nhiễm ngoài da, thanh nhiệt,… bài viết dưới đây Dược Phẩm Tâm An sẽ nói rõ hơn về đặc điểm cũng như hoàng đằng có tác dụng gì.
Tìm hiểu khái quát cây hoàng đằng
- Tên thường gọi: Hoàng đằng còn gọi là Nam hoàng liên, Dây vàng…
- Tên khoa học: Caulis et Radix Fibraurea.
- Họ khoa học: thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
- Có 2 loài: Fibraurea tinctoria Lour và Fibraurea recisa Pierre.
Cây Hoàng Đằng là loại cây thân thảo dây leo thường được mọc ở vùng đât ẩm ướt. Tại Việt Nam có thể dễ dàng tìm thấy được tốt tại trung du miền núi phía Bắc, Nghệ An.
Cây Hoàng Đằng có vị đắng và tính hàn. Loại cây này với phần thân và rễ có màu vàng. Với phần thân của cây cứng và có hình trụ với đường kính thân khoảng từ 5-10 cm. Với lá cây mọc so le nhau và cứng nhẵn. Chúng có chiều dài khoảng từ 9-20cm với chiều rộng lá khoảng từ 4-10cm với các phiến lá có hình bầu dục. phần đầu phiến nhọn và phần gốc hình tròn hoặc cắt ngang.
Cây Hoàng Đàn có màu vàng lục với mọc thành từng chùm dài từ 30-40 cm. Với Qủa Hoàng Đàn có hình trái xoan và khi chín có màu vàng. Phần thân già và rễ có cây được sử dụng làm vị thuốc. Để có lấy được một phần thân già và rễ của cây làm thuốc. Phần thân già và rễ cũng sẽ được rưa sạch thì cao với những lớp bần bao phủ bên ngoài vo, sau đó chặt thân và rễ thành từng giai đoạn nhỏ và đem phơi khô.
Thành phần có trong hoàng đằng
Trong thân hoàng đằng được tìm thấy các thành phần sau:
- Izoquinolein
- Berberin
- Jatrorrhizin
- Palmatin
- Columbamin
Bộ phận làm thuốc bào chế
- Phần thân già và rễ của cây được sử dụng để làm vị thuốc.
- Hoàng đằng phiến: thái dược liệu thành phiến vát, dày 1 – 3mm, phơi hoặc sấy khô. Nếu là rễ và thân khô thì đem ngâm, ủ mềm rồi thái phiến vát như trên, đem phơi hoặc sấy khô.
- Hoàng đằng sao: lấy hoàng đằng phiến đem sao tới khô vàng.
- Dược liệu có chất cứng, khó bẻ gãy, vị đắng
Công dụng của cây Hoàng Đằng
- Giúp gia tăng được độ đàn hồi cho các dạng mạch máu, từ đó giúp ngăn ngừa được sự hình thành của các mảng xơ vữa trong cơ thể.
- Cây Hoàng Đằng có thể giúp giảm thiểu được chất béo triglyceride tích trữ tại gan, đồng thời làm giảm hàm lượng cholesterol xấu có trong máu.
- Hoạt chất này giúp tốt cho sức khỏe tim mạch của bạn đồng thời giúp gia tăng được khả năng giãn nở cũng như co bóp của tim. Cùng với đó, nó còn hỗ trợ duy trì hoạt động của thần kinh giao cảm tại tim.
- Ức chế vi khuẩn, giúp điều trị chứng tiêu chảy hay viêm kết mạc do nhiễm khuẩn.
- Ức chế vi khuẩn đường ruột bên trong cơ thể (Streptococcus hemolyticus và Staphylococcus aureus).
- Palmatin cũng có khả năng chống nấm, nhất là các loại nấm gây viêm nhiễm âm đạo.
- Giúp chống rối loạn nhịp tim, đồng thời hạ huyết áp ở những người huyết áp cao.
Hàm lượng dưỡng chất Palmatin clorua có trong cây Hoằng Đằng có thể giúp chữa trị các bệnh về đau mắt, ỉa chảy, kiết lỵ vv.
Theo Y học cổ truyền thì cây Hoằng đằng có vị đắng và tính hàn Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giải độc, thông tiện. Chủ trị: chữa đau mắt, sưng viêm ruột, tiêu chảy, sốt rét, lỵ, lở ngứa ngoài da, viêm tai, dùng làm thuốc bổ, bệnh về gan, nóng trong người…
Cách dùng và liều dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Liều lượng tham khảo dùng cho một ngày là 6 – 12 g, sắc nước uống hoặc nấu nước rửa ngoài.
Một số bài thuốc cổ truyền sử dụng hoàng đằng điều trị bệnh
- Trị viêm ruột kiết lỵ: Bạn chỉ cần sử dụng 14g hoằng đằng, 20g lá mô và 20g co sữa lá lớn. Bạn Cho toàn bộ 3 loại trên vào ấm, sắc chung với 1 bát nước, đun trong 20 phút. Uống khi thuốc còn ấm với liều lượng 1 thang/ngày.
- Trị đau mắt đỏ có màng: Bạn cần 4g Hoàng Đằng và 2g phèn chua. Việc này cần đem phần nguyên liệu cũng đã chuẩn bị tán nhỏ mịn màng sau đó chưng cách thủy lại với nước. Gạn lấy nước trong, nhỏ mắt mỗi ngày 2 lần.
- Trị viêm tai có mủ: Cây Hoàng đằng có thể trị viêm tai có mủ một cách hiệu quả. Bạn chỉ cần có 20g hoàng đằng và 10g phù phỉ. Tất cả chỉ cần đem lại nguyên liệu đã được chuẩn bị cũng như tán mịn vào thành bột và trộn đều hỗn hợp này lại với nhau. Bạn tiến hành bột thuốc bôi vào trong tai ngày 2-3 lần là được.
- Điều trị viêm đường tiết niệu, viêm phế quản, viêm gan virus, viêm tai trong: Bạn chỉ cần sử dụng 10g hoằng đằng và 10g mộc thông cũng như 10g lá huyết dụ. Bạn cho hết phần nguyên liệu này vào bên trong và sắc cùng với 1 lít nước và sắc cho đến khi cạn còn có 300ml. Ngày chia làm 3 lần uống thật đều.
- Điều trị vàng da do bệnh gan: có tác dụng tốt khi sử dụng lá Hoàng Đằng. Chỉ với 25g lá hoằng đằng, 25g cây xạ vàng đem sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp cực kì hiệu quả sau một thời gian sử dụng.
- Điều trị kiết lỵ, tiêu chảy: Cây hoằng đằng có thể được đem phơi khô tán mịn thành bột hàng ngày lấy 10g bột pha chung với nước ấm để uống.
- Trị nổi mụn nhiều do nóng trong ở trẻ em: Lấy thân và rễ hoàng đằng nấu lấy nước tắm cho trẻ từ 1 – 2 lần/ngày. Duy trì tắm như vậy đều đặn đến khi hết nổi mụn.
- Chữa viêm lở, chảy nước ở kẽ chân: Chỉ cần15g hoàng đằng,10g kha tử đem 2 nguyên liệu đã chuẩn bị đem giã nhỏ, cho vào ấm để sắc đến khi thành nước đặc. Dùng nước này để ngâm chân 1-2 lần 1 ngày.
Những lưu ý khi sử dụng hoàng đằng
Tuy cây Hoằng Đằng là một vị thuốc quý chữa nhiều bệnh tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng hoằng đằng để điều trị bệnh, vì sử dụng không được đúng cách và đúng với liều lượng thì có thể xảy ra được những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Chính vì thế mà bạn cần sử dụng theo sự kê đơn cả thầy thuốc.
Một chú ý là không được cho những người mắc bệnh do hàn hay có huyết hàn sử dụng bởi hoàng đằng có tính hàn.
Tóm lại, hoàng đằng là 1 trong những dược liệu vị đắng, được sử dụng trong các bài thuốc Đông y điều trị tiêu chảy, viêm nhiễm ngoài da, thanh nhiệt,… Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoàng đằng để điều trị bệnh.
>>>> Sâm Ngọc Linh: “Nhân sâm” quý báu của Việt Nam
Hy vọng với những thông tin trên đây cua chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về loại cây Hoàng Đằng này cùng những bài thuốc đơn giản mà hiệu quả từ loại dược liệu quý này. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ đến cho người thân và bạn bè cùng đọc nhé!