Củ tam thất: Vị thuốc quý không kém nhân sâm của đồng bào Tây Bắc

Trong kho tàng các loại dược liệu quý của Việt Nam hiện nay thì Cây tam thất được coi như một vị thuốc quý và được truyền tay nhau từ xua đến nay. Với nhiều tác dụng lớn trong việc bồi bổ sức khỏe và bổ máu. Cây tam thất còn được dùng để thay thế cho Nhân sâm trong việc bồi bổ sức khỏe và điều trị ung thư. Bài viết này Dược phẩm Tâm An sẽ chia sẻ cho bạn về đặc điểm và công dụng của của Cây Tam Thất.


Tam thất nam là gì?

Củ Tam Thất là loại cây thuốc quý của Việt Nam từ xa xưa. Loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Tam Thất Gừng, Khương Tam Thất vv. Loại cây Tam Thất này hiện nay thuộc họ Gừng và có Tên khoa học là Stahlianthus thorelii Gagnep

tam thất bắc

Về đặc điểm sinh học thì Cây Tam Thất thuộc loại cây thân thảo cao khoảng 20cm. Cây có lá mọc thảng từ phần thân rễ sau khi cây ra hoa. Phần lá có cuống dài và phần bẹ phát triển. Khoảng 3-5 lá áp sát nhau tạo thành một thân giả trên mặt đất. Phiến lá hình mác thuôn dài, đầu nhọn, mép lá không có răng cưa. Lá có màu lục hoặc pha màu nâu tím. Thân rễ phân thành nhiều nhánh, mang nhiều củ nhỏ. Các củ này nhỏ như quả trứng chim, xếp thành chuỗi, có nhiều ngấn ngang. Trên bề mặt có nhiều rễ con dạng sợi chỉ.

Khi hoa Tam Thất nở thì phần cum hoa thường sẽ mọc ở gốc cây có một lá bắc hình ống dài khoảng 3 cm và thắt lại ở đầu. Hoa có màu trắng họng vàng.

Tam Thất hiện được chia ra làm Tam Thất nam và Tam Thất bắc. Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về 2 loại Tam Thất này tuy nhiên chúng lại mang nhiều tác dụng khác nhau. Củ của Tam thất nam bằng quả trứng chim. Vỏ nhẵn, cứng, có màu trắng xám. Bên trong lõi củ có màu trắng ngà. Còn Tam thất bắc có củ màu vàng nâu. Bề mặt củ sần sùi, có nhiều vết sẹo và u nhỏ lồi ra. Lõi củ có màu vàng xám hoặc xám đen. Phần vỏ và phần lõi có đường phân tách rõ ràng.

Hiện nay Củ Tam Thất được khai thác và trồng nhiều ở các vùng Châu Á như ở Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Ở Việt Nam. Xưa người ta tìm thấy chúng mọc hoang ở nhiều vùng thuộc tây nguyên và An Giang. Loài cây này cũng được trồng rải rác ở các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ.

Thành phần hóa học

Thorechalcone A, Flavonoid, Propenone, Crotepoxid, Desoxytingtanoxide, Methoxybenzoyl benzoat, Acid Sandaracopimaric.

tam thất bắc
cây củ tam thất bắc

Tác dụng của Củ Tam Thất

Có thể thấy được thì từ xua đến nay Củ Tam Thất luôn được coi là vị thuốc quý được nhiều người sử dụng đặc biệt là chị em phụ nữ. Không chỉ trong Đông Y mà trong Tây Y cũng đưa ra được những công dụng thần kì của loại thuốc quý này cụ thể như sau:

Trong Tây Y

  • Ngăn ngừa tổn thương não do xuất huyết nội sọ

Hàm lượng Saponin có trong Củ Tam Thất có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Chúng còn chứa chất chống ung thư, đồng thời giúp giảm lượng cholesterol cũng như cân bằng tốt hệ miễn dịch. Bên cạnh đó thì chúng có thể kết hợp với hoạt chất noto ginsenosid, dược liệu này có thể ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế tổn thương ở vỏ não do thiếu máu, từ đó giảm mức độ nghiêm trọng khi bị sưng (phù nề) hoặc tụ máu não.

  • Điều trị rối loạn sinh sản

Theo nhiều nghiên cứu thì trong củ Tam Thất có hàm lượng hoạt chất tương tự như nội tiết tố sinh dục từ đó giúp hỗ trợ các hoạt động về chuyển hóa cũng như trao đổi chất. Từ đó có thể giúp điều trị rối loạn sinh sản ở phụ nữ. Củ Tam Thất giúp hỗ trợ lưu thông tốt cũng như loại bỏ các vấn đề do huyết hư mang lại với các dấu hiệu như chóng mặt, mất ngu, ù tai và da khô…

  • Giúp giảm huyết áp

Củ Tam Thát hiện nay có thành phần hoạt chất giúp tăng cường hệ tim mạch đồng thời giúp gia tăng khả năng điều hòa huyết áp. Chính vì thế mà củ Tam Thất được sử dụng nhằm điều trị một số bệnh như tăng huyết áp và hoa mắt chóng mặt và đau đầu ù tai.

Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng loại dược liệu này mà cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ để việc điều trị được an toàn và hiệu quả.

tam thất bắc
cây củ tam thất bắc
  • Bảo vệ tim

Củ tam thất hiện nay có thể được sử dụng nhằm cải thiện được khả năng tuần hoàn máu Đồng thời chống viêm mạch máu và tiêu trừ những cục máu đông và phân hủy các chất béo xấu. Từ đó giúp giảm thiểu đi triệu chứng đau thắt ngực cũng như tổn thương cơ tim và phục hồi lưu lượng máu và giãn tĩnh mạch hiệu quả hơn.

  • Tăng cường trí nhớ

Một trong những tác dụng lớn của Củ Tam Thất chính là giúp kích thích hệ thần kinh và giúp hoạt chất trong thành phần. Từ đó giúp cải thiện được trí nhớ và hỗ trợ giảm stress và chống căng thẳng lớn.

  • Ngăn ngừa, điều trị ung thư

Theo nghiên cứu thì bên trong thành phần của Củ Tam Thất có thành phần chính là panacrin là hoạt chất có tác dụng tốt ngăn ngừa ung thư. Chính vì thế loại thuôc này được dùng để hỗ trợ điều trị trong một số trường hợp Ung thư như ung thư máu, phổi, vòm họng, tử cung, tuyến tiền liệt

tam thất bắc
cây củ tam thất bắc

  • Chống lão hóa

Theo nhiều nghiên cứu thì phần rễ củ của Củ Tam Thất có chứa hàm lượng chất panax notoginseng saponin. Hợp chất vàng này có khả năng hoạt huyết thông mạch và làm trắng loại bỏ tàn nhang.

  • Kháng viêm

Nhờ vào hợp chất saponin có trong thành phần, sử dụng củ tam thất có khả năng kháng viêm, hỗ trợ giảm kích thước của u bướu.

  • Tác dụng của củ tam thất trong Đông y

Theo Y học cổ truyền, củ tam thất có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh như:

  • Cầm máu, bổ máu

Chị em phụ nữ sau khi sinh cần nhanh chóng lấy lại sức khỏe nên ưu tiên dùng tam thất để bổ sung khí huyết. Đây cũng là vị thuốc có khả năng cầm máu, tiêu sưng nhanh chóng và hữu hiệu.


  • Chữa chướng, đau bụng

Trong củ tam thất chứa saponin thuộc nhóm C1 có thể điều tiết quá trình tổng hợp và phân giải, vì vậy hỗ trợ điều trị tốt những bệnh lý về dạ dày hay tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đau bụng,…

  • Điều hòa kinh nguyệt

Với những chị em bị trường hợp kinh nguyệt không đều thì nên sử dụng thử loại thảo dược này để điều hòa lại được cơ thể. Bạn cũng có thể sử dụng Tam thất và xem chúng như một vị thuốc trong nhóm bổ máu và giúp não bộ thoát khỏi tình trạng hao hụt máu sau kì kinh nguyệt hoặc sinh con.

tam thất bắc


Cách dùng củ tam thất bắc

Bạn có thể sử dụng được củ tam thất trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh khác nhau. Có khá nhiều cách sử dụng tam thất như bạn chỉ cần rửa sạch thái thành từng lát và đem ngâm với mật ong, rượu cũng như hãm trà hoặc để hầm với trà cũng đều rất tốt.

Khi sử dụng với mật ong bạn cần ngâm nước trước các lát cắt tam thất qua 1 nắng để có thể làm cho lượng nước được giảm đi. Điều này sẽ làm hạn chế tình trạng lên men gây chua khiến cho mật ong bị hỏng nhanh hơn. Bạn có thể ngâm tam thất trong khoảng 7 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 3 – 4 lát tam thất cùng với nước mật ong dùng để ngâm dược liệu.

Với những củ tam thất khô bạn nên sử dụng tán thành bột mịn để sử dụng dần dần. Sử dụng chung với mật ong hoặc nước ấm để uống vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 30 phút.

Bạn nên bảo quản bột hoặc củ tam thất khô ở trong ngăn mát của tủ lạnh. Bởi lẽ, củ tam thất có đặc tính hút ẩm khá cao nên khi để ở ngoài môi trường bình thường có thể khiến chúng dễ bị ẩm mốc và mối mọt hơn.


Lưu ý khi sử dụng tam thất

Có thể thấy tam thất được ví như một vị thuốc quý cho cộng đồng người dùng. Tuy nhiên có một số lưu ý khi bạn sử dụng cần phải nắm được như sau:

  • Tam thất tuy tốt nhưng vẫn không nên sử dụng trong một thời gian dài. Những người có thân nhiệt cao hơn bình thường để tránh bị mẫn cảm và có thể gây mụn.
  • Nên hạn chê cho trẻ em sử dụng do trong thành phần của củ tam thất này có thể gây nên tương tác dụng phụ sau khi sử dụng. Tốt nhất là bạn trao đổi với bác sỹ trước khi có ý định dùng tâm thất cho mọi lứa tuổi.
  • Không nên tự ý sử dụng tam thất hoặc lạm dụng nó bởi việc dùng không đúng mục đích, không đúng liều lượng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi bạn có thể giải đáp được những thắc mắc về vị thuốc củ tam thất này. Một trong những loại cây mang nhiều giá trị cho sức khỏe và nên sử dụng chúng một cách có hiệu quả dược liệu này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *