Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Căn bệnh tai biến mạch mãu não (đột quỵ) là một trong những căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao và gây tàn tật cao sau tai biến. Đây là một trong những tình trạng cấp cứu cần được phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về thần kinh và vận động. Bài viết này Dược phẩm Tâm An xin chia sẻ cho bạn về bệnh tai biến và những nguyên nhân gây tai biến cùng với cách điều trị và phòng tránh.

bệnh tai biến mạch máu não
bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não – Stroke là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tư vong cao thứ 2 tại Việt Nam và thuộc top 10 thế giới. Căn bệnh này chỉ tình trạng mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của nã, xảy ra khi mạch máu não bị tắc ghẽn bởi cục máu đông hoặc bị nứt vỡ gây chảy máu trong não.

Khi các mao mạch vỡ, tắc nghẽn thì các tế bào não sẽ thiếu hụt oxy và dưỡng chất nên bắt đầu chết dần. Thời gian càng lâu thì các tế bào não chết đi càng nhiều, khiến người bệnh gặp tổn thương nặng, thậm chí gây tử vong. Nếu may mắn được cứu sống thì người bệnh cũng dễ gặp những biến chứng nghiêm trọng như tê liệt tay chân, liệt nửa người, không thể giao tiếp,… Tai biến mạch máu não là một tình trạng cấp tính cần cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất là tàn tật và tử vong.

Phân loại tai biến mạch máu não

Hiện nay có nhiều cách để phân loại tai biến mạch máu não. Thông thường căn bệnh này sẽ được phân chia ra làm 2 nhóm: Tai biến mạch máu não do thiếu máu não và tai biến mạch máu não do xuất huyết não.

  • Thiếu máu não

Hiện nay có đến khoảng 80% các ca bệnh tai biến mạch máu não là do bị thiếu máu cục bộ ở não. Hậu quả chính là lượng máu lên não cũng bị giảm hoặc bị tắc ghẽn không có đủ lượng máu tươi để nuôi tế bào não. Từ đó làm cho các tế bào não bị hoại tử. Trong thời gian 4 tiếng kể từ khi người bệnh có những triệu chứng tai biến đầu tiên, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

bệnh tai biến

  • Xuất huyết não

Một dạng tai biến mạch máu não thú 2 đó chính là tình trạng xuất huyết não. Với một tỷ lệ chiếm 20% trên tổng số các ca bệnh. Xuất huyết não là tình trạng máu tràn vào mô não, gây phù não và tăng áp lực các mô xung quanh não. Lúc này, các tế bào não sẽ dần chết đi và gây vỡ mạch não.

Chỉ trong vài phút thì người bệnh bị tai biến mạch máu não do xuất huyết não có thể tử vong, đòi hỏi phải cấp cứu nhanh và kịp thời. Chính vì vậy, tỷ lệ người bệnh tử vong do xuất huyết não thường cao hơn rất nhiều so với các trường hợp khác.


Các giai đoạn của tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não được chia thành 3 giai đoạn tiến triển chính, bao gồm:

  • Giai đoạn khởi đầu

Thông thường giai đoạn đầu của bệnh thường khá mơ hồ và không có nhiều biểu hiện đặc trưng. Những dấu hiệu nhỏ có thể khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh khác hoặc bỏ qua dấu hiệu của bệnh.

bệnh tai biến

  • Giai đoạn quyết định

Giai đoạn thứ 2 của tai biến mạch máu não thường sẽ nặng hơn. Giai đoạn này biểu hiện đã rõ và nếu can thiệp được tốt ở giai đoạn này thì người bệnh vẫn có khả năng sống sót tuy nhiên sẽ có những biến chứng khá nghiêm trọng như rối loạn thực vật, hôn mê và bị liệt nửa người.

  • Giai đoạn tiến triển

Giai đoạn tiến triển chính là giai đoạn cuối cùng của một người bị tai biến mạch máu não, cũng chính là giai đoạn nguy hiểm nhất. Nếu bỏ qua giai đoạn này thì người bị tai biến sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Các trường hợp cấp cứu, can thiệp trong giai đoạn này cũng khó khăn hơn và tỷ lệ thành công thấp hơn.

Dấu hiệu tai biến

Những dấu hiệu ban đầu của tình trạng tai biến nếu nhận biết càng sớm thì sẽ can thiệp nhanh hơn từ đó giúp điều trị hiệu quả hơn. Theo đó, triệu chứng tai biến mạch máu não từ nhẹ đến nặng bao gồm:

  • Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, khó chịu mệt mỏi
  • Méo một bên miệng hoặc một bên mặt
  • Mất thăng bằng
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Ù tai, thị lực giảm sút, mắt mờ không nhìn thấy rõ
  • Loạn ngôn, không biết mình nói gì, gặp khó khăn trong việc nói chuyện và phát âm rõ chữ
  • Tê tay chân, không thể cử động hoặc nhấc tay cao qua khỏi đầu
  • Sốt cao, hôn mê sâu

bệnh tai biến


Nguyên nhân của tai biến mạch máu não là gì?

Chúng ta sẽ phân chia ra làm 2 nguyên nhân gây bệnh tai biến mạch máu não đến từ thiếu máu cục bộ và xuất huyết não

  1. Nguyên nhân gây đột quỵ thiếu máu cục bộ

Nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ là huyết khối hình thành tại động mạch bị vữa xơ, thường là động mạch cảnh, động mạch sống nền và động mạch não. Tình trạng này chính là tình trạng bị xơ vữa động mạch do chất béo bị tích tụ trong lòng mạch thành các mảng xơ và cứng gây hẹp động mạch. Một khi mảng xơ vữa này được tạo a thì sẽ hình thành cục máu đông lấp kín lòng mạch.

Bên cạnh đó chính là bị thuyên tắc mạch, khí cục máu đông hình thành ở một vị trí khác trong hệ tuần hoàn thường là xuất phát từ tim sau đó di chuyển theo dòng máu lên não gây tắc mạch máu não.

Bệnh lý mạch máu não – thường là những động mạch nằm sâu trong não, cũng có thể dẫn đến đột quỵ thiếu máu cục bộ.

tai biến mạch máu não
tai biến mạch máu não
  1. Nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết não

Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não do xuất huyết não là:

  • Tăng huyết áp.
  • Bệnh amyloidosis não.
  • Viêm mạch.
  • Khối tân sinh trong sọ.
  • Các bệnh rối loạn đông máu.
  • Điều trị thuốc chống đông máu.
  • Liệu pháp tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ thiếu máu não cấp tính (có thể gây xuất huyết não).
  • Dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch và các dị tật mạch máu khác (u tĩnh mạch và xoang hang).

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu não và xuất huyết não

Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn về những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu não như sau:

  • Tăng huyết áp động mạch: Tình trạng tăng huyết áp cũng là một trong số những yếu tố có nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Đây chính là một trong những vấn đề khi huyết áp tăng cao thành mạch máu dễ bị tổn thương do áp lực dòng máu mạnh hơn. Tinhf trạng tăng tính thẩm thấu của thành mạch đối với các lipoprotein máu khiến tình trạng xo vữa động mạch phát triển dễ hình thành các bệnh về tai biến.
  • Đái tháo đường: Tình trạng đái tháo đường cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị thiếu máu não cục bộ. Việc điều trị tốt tình trạng đái tháo đường này sẽ làm giảm khả năng bị đột quỵ thiếu máu não.
  • Các bệnh lý về tim: Với nhiều người bị bệnh tim có thể có nguy cơ cao hơn bị đột quỵ thiếu máu não. Tình trạng này thường bao gồm có rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá vv.
  • Tăng lipid máu: Tăng lipid máu làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Vì vậy để dự phòng đột quỵ người bệnh luôn phải giữ lipid máu ơ mức bình thường.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ nhồi máu não. Thành phần trong thuốc lá làm giảm nồng độ HDL trong máu, gây tổn thương thành động mạch, tạo điều kiện cho vữa xơ động mạch phát triển.

tai biến mạch máu não

  • Nghiện rượu: Nghiện rượu làm tăng nguy cơ bị ngộ độc rượu cấp hoặc mãn tính – là các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ não.
  • Béo phì: Với những người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
  • Hẹp động mạch cảnh: Với tình trạng bệnh xơ vữa động mạch chính là một trong những nguyên nhân chính của bệnh nhồi máu não trên lâm sàng.

 Điều trị tai biến mạch máu não như thế nào?

Có thể thấy nếu người bệnh bị tai biến mạch máu não thì thời gian chính là vàng để cấp cứu cho người bị đột quỵ. Với mỗi một phút não bị thiếu oxy thì sẽ có gần 2 triệu tế bào não sẽ chết đi. Việc cấp cứu là không thể đảo ngược lại quá trình này mà sẽ chỉ có thê ngăn chặn. Chính vì thế việc đưa người bệnh bị tai biến mạch máu não đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nếu là tai biến mạch máu não, bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu ngay sau đó để tái tưới máu cho não nhằm hạn chế tổn thương thêm, đồng thời điều trị nguyên nhân, dự phòng đột quỵ trong tương lai.

Thời gian vàng để cấp cứu điều trị tai biến mạch máu não do thiếu máu là trong 3-4,5 giờ đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Trong thời gian này, có thể điều trị tái tưới máu cho não bằng phương pháp sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rt-PA). Qua 4,5 giờ sử dụng phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ trong lòng mạch.

Biến chứng của tai biến mạch máu não 

Việc bị tai biến mạch máu não cũng sẽ gây ra được các biến chứng về thần kinh cũng nhu vận động. Chúng có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Các biến chứng có thể gạp khi bị tai biến mạch máu não như sau:

  • Liệt và các vấn đề vận động: Thường xảy ra ở một bên cơ thể đối diện với bên não bị tổn thương. Liệt ảnh hưởng mặt, tay, chân hoặc toàn bộ một bên cơ thể. Liệt gây mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng vận động.
  • Vấn đề về ngôn ngữ và chữ viết: Rối loạn khả năng nói, viết và hiểu ngôn ngữ; nặng hơn có thể mất khả năng nói, nghe hiểu, đọc, viết.
  • Vấn đề về tư duy và trí nhớ: Mất trí nhớ hoặc gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, học hỏi và nhận thức.
  • Rối loạn cảm xúc: Sang chấn tâm lý do đột quỵ, phổ biến nhất là trầm cảm.
  • Tổn thương phần não kiểm soát cơ nuốt: Gây khó nói, khó nuốt.
  • Tổn thương tiểu não: Ảnh hưởng khả năng giữ thăng bằng và tư thế của cơ thể.
  • Rối loạn cảm giác: Mất khả năng cảm giác sờ, đau, nhiệt độ hoặc vị trí; đau, tê hoặc ngứa râm ran (dị cảm).
  • Mất kiểm soát nhu động ruột hoặc rối loạn tiểu tiện.

>>> Những dấu hiệu tai biến ở người trẻ và cách xử trí


Tiên lượng bệnh tai biến mạch máu não

Hiện nay theo nhiều thống kê thì tỷ lệ tủ vong do căn bệnh này hiện khá cao. Con số này đang có xu hướng giảm hơn do ngày càng nhiều người quan tâm đến căn bệnh này và có những biện pháp phòng tránh. Theo đó, hơn 75% bệnh nhân sống sót trong năm đầu sau lần đột quỵ đầu tiên, và hơn một nửa sống sót sau 5 năm.

Bệnh tai biến mạch máu não này có thể gây ra nhiều tác động xấu đến não cũng như phá hủy tế bào não. Chúng khiến gia tăng áp lực nội sọ và co thắt mạch. Tuy nhiên thì nhiều nghiên cứu có cho thấy được các trường hợp sống sót của đột quỵ xuất huyết có cơ hội lớn hơn trong việc hồi phục các chức năng so với đột quỵ nhồi máu.

tai biến mạch máu não

Phòng tránh đột quỵ

Chế độ ăn uống nhiều rau xanh tốt hơn cho tim mạch

  • Điều trị nguyên nhân: Cần điều trị các can bệnh có rủi ro cao như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về tim mạch, rối loạn lipit máu và những người bệnh này cần phải đi khám định kì và diều trị theo hướng dãn của nhân viên y tế.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh cần giảm chất béo, giảm mặn (THA), giảm tinh bột, đường (ĐTĐ). Thay vào đó, tăng cường ăn nhiều rau xanh, thể thao mỗi ngày 30 phút, ngưng thuốc lá, rượu bia, tránh béo phì.
  • Khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, cần cho người bệnh nhập viện ngay lập tức.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *