Cây Ba Kích: Tác dụng và hướng dẫn sử dụng đúng cách

Một trong những loại dược liệu quý được ông cha ta từ xưa sử dụng trong việc bồi bổ thận tráng dương chính là cây ba kích. Loại cây này mọc hoang trong những cánh rừng được đồng bào dân tộc các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang tìm kiếm. Bài viết này Dược Phẩm Tâm An xin chia sẻ cho bạn về những thông tin về loại cây ba kích.


cây ba kích
cây ba kích

Cây 3 kích là gì?

Cây 3 kích hay ba kích có khá nhiều tên gọi khác nhau như cây ba kích thiên, cây đan điền âm vũ hay cây diệp liễu thảo vv. Đây chính là loại cây dây leo thân mảnh được bao phủ bởi một lớp lông mịn. Lá đơn, mọc đối xứng, có hình bầu dục hoặc hình mác, lá thuôn nhọn, khá cứng, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim. Phiến lá non có màu xanh nhạt, và chuyển sang màu trắng mốc khi già, khi lá khô có màu nâu tím.

Cây ba kích có phần rễ cây hình tròn hoặc hơi dẹt đường kính trên 0.3cm. Với bề mặt bên ngoài của rễ có màu nây xám hoặc nâu nhạt có nhiều vân dọc ngang. Cây ba kích khi nếm thử có vị hơi ngọt và chat.

Khi cây ra hoa thì chúng sẽ có hoa màu vàng kích thước nhỏ tập trung ở đầu cành. Một số lá đài nhỏ phát triển không đều xếp chồng lên nhau tạo thành đài hoa. Hoa ba kích thường nở rộ vào khoảng tháng 5 hay tháng 6. Quả ba kích hình cầu lồi lõm, quả kép có phủ lông, khi chín chuyển màu đỏ cam. Mùa quả bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10.

Thành phần hóa học của ba kích

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng cây ba kích này có thành phần hóa học của cây ba kích có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Cụ thể bao gồm:

Rubiadin, gentianine, choline, trigonelline, carpaine, gitogenin, tigogenin, quercetin, luteolin, vitamin B1, vitamin C, phytosterol. Thêm vào đó thì ba kích còn có chứa một số loại acid hữu cơ và tinh dầu.

Tác dụng của cây 3 kích

Cây ba kích này nổi tiếng từ xưa đến nay với các tác dụng nổi bật nhất là chũa yếu sinh lý nam và xuất tinh sớm.

Các nhà nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng loại cây này có khả năng tăng cường sinh lực, bổ thận, tráng dương, tăng độ dẻo dai, cải thiện gân cốt cho phái mạnh, hỗ trợ điều trị chứng xuất tinh sớm, yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh, trừ phong thấp, làm hạ huyết áp

Một số tác dụng khác mà cây ba kích có thể được liệt kê như sau:

  • Tăng cường sức đề kháng: Theo nhiều nghiên cứu thử nghiệm trên chuột bạch bị nhiễm độc Amoni Clorua cho thấy rễ ba kích có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể và đồng thời có thể đẩy lùi yếu tố gây ngộ độc.
  • Tác dụng đối với nội tiết tố nữ: Theo nhiều nghiên cứu thì cây ba kích này có thể giúp thúc đẩy được khả năng tăng cường ham muốn và nhu cầu của nữ giới. Từ đó giúp gia tăng được chất lượng sống của chuyện chăn gối.
  • Ngoài ra, khi sử dụng ba kích để ngâm rượu còn có tác dụng giúp điều hòa huyết áp, tăng cường hoạt động của não bộ, giúp ngủ ngon giấc hơn, và tác dụng nhanh với các tuyến cơ năng,…
  • Điều trị bệnh tiểu đường;
  • Hỗ trợ tăng sức đề kháng;
  • Ba kích có tác dụng tích cực với bệnh trầm cảm nhờ tăng tác dụng của serotonin.
  • Cải thiện chức năng của thận;
  • Hỗ trợ điều trị chứng kinh nguyệt không đều;
  • Giảm viêm và điều chỉnh các hormone trong cơ thể;
  • Giúp xương chắc khỏe, cải thiện thoát vị và chứng đau lưng;
cây ba kích
cây ba kích

Thu hái và sơ chế dược liệu

Cây ba kích hiện nay được trồng làm cây dược liệu quý trong nhiều năm gần đây. Thời điểm thu hoạch lý tưởng nhất trong năm chính là vào khoảng thời gian tháng 10 đến tháng 11. Khi thu hoạch thì những bộ phận sẽ được sử dụng bao gồm như sau:

  • Với ba kích rễ to, củ chắc, cùi dày, màu tía là tốt nhất
  • Với ba kích rễ bé, cùi mỏng hơn, màu trong là có thể dùng được

Sơ chế dược liệu bằng cách

  • Rửa sạch toàn bộ rễm để ráo nước
  • Dùng dao nhỏ khía nhẹ để tách kiểm tra phần lõi của của ba kích
  • Sau đó dùng dao tách nhẹ nhàng phần thịt ba kích và rút bỏ lõi.
  • Với mục đích ngâm rượu hay làm thuốc thì cũng chỉ nên sử dụng phần thịt và loại bỏ lõi.

* Các cách bào chế thuốc với củ ba kích:

Thông thường cây ba kích được sử dụng thường sẽ được dùng để ngâm rượu . Cuối cùng vớt củ ba kích ra rồi đem sao vàng cùng với cúc hoa, nhớ bảo quản trong lọ có nắp đậy kín để dùng được lâu dài.


Các bài thuốc từ ba kích

Cây ba kích được kết hợp với khá nhiều loại dược liệu khác nhau sẽ có thể tạo nên được những bài thuốc trị bệnh hiệu quả nhất từ Đông Y. Những bài thuốc từ cây ba kích đó có thể kể ra như sau:

  • Bài thuốc hỗ trợ lợi tiểu

Với phần nguyên liệu thường bao gồm ba kích, tang phiêu tiêu và thỏ ty tử, ích nhân trí. Mỗi loại dùng 10 g đem tán mịn và cho vào một ít rượu và làm ướt. Vo hỗn hợp này thành viên hoàn và mỗi lần sử dụng 12 viên cùng với rượu pha muối uống.

Đây là bài thuốc gips hỗ trợ hiệu quả cho những người bị bệnh tiểu đêm, tiểu dắt và hỗ trợ lợi tiểu cực kì tốt.

cây ba kích
cây ba kích

  • Trị chứng tiểu không kiểm soát, đau bụng

Cây ba kích có công dụng trị bệnh tiểu không kiểm soát và đau bụng. Chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm Ba kích: 60 gam; Nhục thung dung: 60 gam; Sinh địa: 60 gam; Thỏ ty tử: 40 gam; Tang phiêu tiêu: 40 gam; Tục đoạn: 40 gam; Sơn dược: 40 gam;

Tất cả những nguyên liệu trên đem tán thành bột mịn. Thêm chút mật ong viên thành các viên hoàn, mỗi viên khoảng 10 gam. Mỗi ngày chỉ uống khoảng 2 đến 3 viên với nước ấm.

  • Chứng liệt dương

Vị thuốc: Ba kích, Đỗ trọng, Ích trí nhân, Ngủ vị tử, Ngưu tất, Phục linh, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Tục đoạn, Viễn chí, Xà sàng tử. Mỗi vị 30 gam và Nhục thung dung: 60 gam

Thực hiện: Tất cả những nguyên liệu trên đem tán thành bột mịn. Thêm chút mật ong viên thành các viên. Ngày uống khoảng 6 đến 12 viên lúc đói.


cây ba kích
cây ba kích
  • Bài thuốc hỗ trợ trị chứng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều

Với bài thuốc này bạn chỉ cần sủ dụng 120 g ba kích, 20 g lương khương, 160g nhục quế bỏ vở và 160g ngôi thù du tán nhỏ, 80g thanh diêm và 640 g tử kim đằng. Tất cả bạn tán nhỏ lại và trộn đều với rượu hồ để vo thành viên. Mỗi ngày bạn nên sử dụng 20 viên với rượu pha với muối nhạt uống. Bài thuốc này có thể giúp hỗ trợ tốt cho những người bị tử cung lạnh và kinh nguyệt không đều.

  • Bài thuốc chữa trị đau lưng, mỏi gối, gân xương yếu

Với bài thuốc này có thể giúp chữa chứng đau lưng, mỏi gối và cơ gân xương yếu. Chỉ cần sử dụng ba kích, đỗ trọng bắc, nhục thung dung và thỏ ty tử mỗi loại 400g. Bạn đem xay nhỏ và tán thành viên hoàn dùng 3 lần/ ngày mỗi lần 6g sau một thời gian là khỏi.

cây ba kích

  • Bài thuốc chữa thận hư

Dùng 300g mỗi vị gồm: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc cùng 600g củ mài tán thành bột mịn. Sau đó hoàn viên cùng với mật ong. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 8 – 10g.


Những người không nên sử dụng ba kích

Tuy là một trong nhũng vị thuốc quý bổ nhưng cây ba kích cũng không dành cho một số đối tượng cụ thể. Theo nhiều nghiên cứu thì loại cây ba kích này sẽ không nên dùng cho những người có biểu hiện sốt nhẹ về chiều, những người bị bệnh táo bón hoặc hạ áp huyết, Bên cạnh đó thì tuyệt đối không nên lạm dụng rượu ba kích


Với những thông tin bên trên đây đã giúp cho bạn hiểu hơn về loại cây ba kích này. Đây là loại cây mang khá nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh lý và được sử dụng nhiều từ xưa đến nay. Tuy nhiên cần sử dụng điều độ và khuyến cáo một số người không nên sử dụng ba kích cũng như liều lượng sử dụng để mang đến hiệu quả tối đa nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *