Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam có muôn vàn cây thuốc quý được ứng dụng từ xưa đến nay. Một trong số loại cây đó phải kể đến là cây bạch thược, loại cây quý với công dụng thần kì trong việc hỗ trợ lợi gan bổ huyết. Không chỉ có hình dáng hoa đẹp mang nhiều ý nghĩa, loài cây này còn mang nhiều giá trị cải thiện sức khỏe từ bên trong. Bài viết này cùng Dược Phẩm Tâm An đi tìm hiểu đặc điểm, công dụng của cây bạch thược.
Đặc Điểm Của Cây Bạch Thược
Cây Bạch Thược còn được gọi với tên khoa học là cây Paeonia lactiflora, thuộc họ mẫu đơn (Paeoniaceae). Cây được phát hiện từ nhiều thế kỉ trước và phân bổ ở nhiều vùng ôn đới như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Việt Nam thì loài cây bạch thược này được tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang và một số nơi có khí hậu mát mẻ đất đai màu mỡ.

Về đặc điểm hình thái thì cây Bạch Thược này chính là loại cây thân thảo sống lâu năm. Những cây trưởng thành thường có chiều cao tầm 1-1,2m. Cây với phần lá có màu xanh đậm và phân chia thùy độc đáo. Phần thân lá và hoa được đánh giá là khá đẹp có thể trồng làm cảnh được. Hoa cây bạch thược thường được nở rộ vào mùa xuân và hè với những bông hoa màu trắng, hồng hoặc đỏ có hương dịu nhẹ. Những bông hoa có hình dáng cánh hoa nở khá giống hoa mẫu đơn nhưng bé hơn. Loại hoa này thường được ưa thích trồng trang trí cảnh quan và dùng trong các dịp lễ hội.
Về phần giá trị nhất của những cây bạch thược này phải kể đến chính là loại rễ của chúng. Đây là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Rễ bạch thược sau khi thu hoạch được rửa sạch, phơi khô hoặc sao vàng để bảo quản. Trong Đông y, rễ bạch thược có vị đắng, chua, tính hơi hàn, quy vào kinh Can (gan) và Tỳ (lá lách), mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc nhuận gan và bổ huyết.
Thành phần hoá học cây Bạch Thược
Trong Bạch thược có Benzoylpaeoniflorin, Oxypaeoniflorin, Albiflorin, Paeoniflorin, 6′-O-Galloyl paeoniflorin (GPF), Paeonolide, Benzoyloxypeoniflorin, Paeoniflorigenone,.. Và còn có tinh bột, tanin, calcium oxalat, một ít tinh dầu, acid benzoic, nhựa và chất béo, chất nhầy.
Công Dụng Tuyệt Vời Của Bạch Thược
Theo nhiều ghi chép thì loại cây Bạch Thược này được mệnh danh là “vị thuốc vàng” trong y học cổ truyền nhờ hàng loạt công dụng nổi bật. Dược tâm an sẽ cùng bạn đi chia sẻ về những công dụng tuyệt vời của loại cây này.
-
Nhuận Gan, Điều Hòa Chức Năng Gan
Phần rễ của cây Bạch Thược được cho là có khả năng bảo vệ lá gan của con người khá tốt. Gan được đánh giá là cơ quan khá quan trọng chịu trách nhiệm thải độc cũng như chuyển hóa các chất trong cơ thể. Một khi gan của bạn hoạt động kém và cơ thể của bạn dễ bị rơi vào tình trạng mệt mỏi và làn da bị xỉn màu. Cây Bạch Thược có thể có tác dụng làm mát gan cũng như thanh nhiệt, điều hòa chức năng gan cũng như giảm đi tốt các triệu chứng đau tức do bị gan yếu.
Theo Đông y, thì cây bạch thược giúp làm dịu Can khí (khí của gan), giảm tình trạng “Can hỏa vượng” – nguyên nhân gây ra cáu gắt, mất ngủ và đau đầu. Kết hợp bạch thược với các vị thuốc như sài hồ, cam thảo trong các bài thuốc cổ truyền còn giúp tăng cường hiệu quả thanh nhiệt và bảo vệ gan.
-
Bổ Huyết, Cải Thiện Sức Khỏe Phụ Nữ
Một trong những công dụng nổi bật nhất của bạch thược là khả năng bổ huyết, đặc biệt phù hợp với phụ nữ. Huyết hư (thiếu máu) thường gây ra các vấn đề như kinh nguyệt không đều, da xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi hoặc mất ngủ. Bạch thược giúp dưỡng huyết, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và cải thiện sắc tố da, mang lại vẻ đẹp tự nhiên từ bên trong.
Với những chị em sau sinh thường gặp các vấn đề như bị bệnh tiền mãn kinh. Loại cây bạch thược này có thể giúp hỗ trợ tôt các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm và gặp các tình trạng bất ổn. Một số bài thuốc được kể đến có thể như “Tứ vật thang” (gồm bạch thược, đương quy, thục địa, xuyên khung) từ lâu đã được sử dụng để bổ huyết, tăng cường sức khỏe cho chị em.
-
Giảm Đau, Kháng Viêm
Bạch thược có đặc tính kháng viêm và giảm đau tự nhiên, thường được dùng để làm dịu các cơn đau do co cơ, đau bụng kinh hoặc đau do viêm. Thành phần paeoniflorin trong bạch thược được nghiên cứu có khả năng ức chế các phản ứng viêm, giúp cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả.
-
Hỗ Trợ Tiêu Hóa và Tâm Lý
Bạch thược còn có tác dụng kiện tỳ (tăng cường chức năng tiêu hóa), giúp cải thiện tình trạng chán ăn, đầy hơi hoặc tiêu hóa kém. Đồng thời, nhờ khả năng an thần nhẹ, bạch thược hỗ trợ giảm căng thẳng, lo âu, mang lại giấc ngủ ngon và tinh thần thư thái.
Ứng Dụng Thực Tế và Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Dù là thảo dược thiên nhiên, bạch thược cần được sử dụng đúng liều lượng và phù hợp với thể trạng. Người có tỳ vị hư hàn (lạnh bụng, tiêu chảy) nên thận trọng khi dùng.
- Kết hợp lối sống lành mạnh: Uống đủ nước, ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng cường hiệu quả của bạch thược.
- Chọn nguồn dược liệu uy tín: Đảm bảo bạch thược được thu hoạch và chế biến đúng cách để giữ trọn giá trị dược tính.
Một số bài thuốc từ cây Bạch Thược
-
Bài thuốc trị băng huyết, rong kinh:
Gồm 8 vị thuốc như bạch thược, thục địa, long cốt… Mỗi vị 8g, tán bột mịn, trộn đều. Uống 8g pha với nước ấm hoặc rượu nóng, 3 lần/ngày trước bữa ăn.
-
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày:
Gồm 15–20g bạch thược và 12–15g cam thảo. Sắc nước uống, 1 thang/ngày.
-
Bài thuốc quế chi gia linh truật:
Gồm 7 vị như quế chi, bạch thược, phục linh… Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống/ngày.
-
Bài thuốc chữa động thai do khí huyết hư kèm ra máu:
Gồm 7 vị như đảng sâm, bạch thược, đương quy… Sắc với 1 thăng nước, chia uống trong ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang.
-
Bài thuốc chữa hiếm muộn, yếu sinh lý:
Gồm nhiều vị thuốc bổ như nhân sâm, dâm dương hoắc, lộc giác giao… ngâm với 5 lít rượu trắng. Sau 2 ngày, thêm rượu, uống 30ml trước bữa ăn, 2–3 lần/ngày.
-
Bài thuốc chữa sỏi thận:
Gồm bạch thược, kim tiền thảo, sinh địa… Sắc với nước, thêm hổ phách mạt sau cùng, chia uống 2 lần/ngày.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng bạch thược
Bạch thược là vị thuốc quý, được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần tránh dùng bạch thược trong các trường hợp sau:
- Khi thang thuốc có chứa các vị kỵ với bạch thược như: thạch hộc, tiêu thạch, miết giáp, mang tiêu, phản lê lô, tiểu kế.
- Người bị huyết hư do hàn.
- Người đang bị mụn đậu.
- Trường hợp có cảm giác đầy tức ngực, lạnh bụng.
- Người có tỳ khí hư hàn, thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu.
- Người bị đau bụng hoặc tiêu chảy do lạnh, hay do hư hàn ở dạ dày – ruột.
Việc sử dụng bạch thược cần có sự chỉ định hoặc tư vấn từ thầy thuốc để tránh tác dụng không mong muốn.