Chậm kinh hay trễ kinh là một trong những hiện tượng báo hiệu mang thai sớm khá phổ biến. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì chị em bị chậm kinh không phải do mang thai mà đến từ nhiều lý do khác nhau. Để biết được hiện tượng chậm kinh này đến từ đâu và liệu Trễ kinh có sao không? Hãy tham khảo bài viết sau của Dược Phẩm Tâm An để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Chậm kinh là gì?
Trễ kinh (chậm kinh) là hiện tượng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Đây là trường hợp đã đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện. Những người phụ nữ trước đó kinh nguyệt đều nếu bị mất kinh ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp mà không mang thai có thể được xem là vô kinh.

Chậm Kinh hay trễ kinh là một hiện tượng kinh nguyệt bất thường trong chu kì kinh của nữ giới. Tình trạng này có thể là báo hiệu của việc khi đến chu kì kinh nguyệt nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường một chu kì kinh nguyệt bình thường sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Trung bình mỗi một chu kỳ cũng sẽ kéo dài khoảng 28 ngày tuy nhiên chu kì kéo dài từ 21 đến 35 ngày vẫn được xem là bình thường.
Nếu quá 35 ngày kể từ kỳ kinh nguyệt gần nhất mà chị em vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại được coi là trễ kinh. Những trường hợp không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong 3 kỳ kinh liên tiếp mà không mang thai được gọi là vô kinh.
Những dấu hiệu trễ kinh thường gặp
- Rụng tóc
- Đau đầu
- Mụn trứng cá
- Rậm lông, nhất là ở mặt
- Đau vùng xương chậu
Nguyên nhân gây chậm kinh
Các Bác sĩ có chia sẻ rằng hiện nay có hai thời điểm khiến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới không đều, đó là khi mới bắt đầu có kinh nguyệt (tuổi dậy thì) và khi cơ thể bước sang tuổi mãn kinh. Khi chị em đã trải qua được những dấu mốc thay đổi này của chu kì kinh nguyệt ở nữ giới cũng sẽ có thể gặp tình trạng chậm kinh.
“Ở giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt không đều là điều bình thường. Nữ giới có thể gặp tình trạng kinh nguyệt không đều trong 3 năm do buồng trứng chưa thể giải phóng 1 trứng đều đặn hàng tháng do nồng độ hormone chưa ổn định.”
2. Cho con bú
3. Căng thẳng hoặc stress kéo dài
4. Giảm cân quá mức
5. Thừa cân hoặc béo phì
6. Tập thể dục quá sức
7. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
8. Mắc bệnh phụ khoa
9. Mắc các bệnh mạn tính
10. Sử dụng biện pháp tránh thai
11. Sử dụng chất kích thích
12. Tác dụng phụ của thuốc
13. Mãn kinh sớm
14. Các vấn đề ở tuyến giáp
>>> Xem thêm: 12 nguyên nhân gây chậm kinh ở phụ nữ thường gặp
Bị trễ kinh có thực sự nguy hiểm ?
Tình trạng bị kinh nguyệt thường được xem là sinh lý cơ bản bình thường của người phụ nữ. Kinh nguyệt cũng được ví như là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Chính vì thế khi bị những bất thường trong chu kì kinh nguyệt chị em thường khá lo lắng. Các bác sĩ Tâm An chia sẻ rằng khi phát hiện chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc trễ kinh và có kết quả chắc chắn bản thân không mang thai, chị em nên thăm khám càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng sinh sản do bệnh lý gây ra.
Chị em nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, phát hiện sớm tình huống trễ kinh kéo dài nhưng không có thai để thăm khám sớm và can thiệp kịp thời
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Khi tình trạng bị trễ kinh đến muộn quá lâu thì cũng báo hiệu cho những vấn đề của chị em phụ nữ liên quan đến sức khỏe. có những yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ hơn, chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng, bệnh sử gia đình, bệnh phụ khoa, bệnh mạn tính… Chính vì thế, chị em nằm trong các nhóm nguy cơ kể trên nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn một cách kịp thời tình trạng của mình.
Theo đó thì thời gian chậm kinh kéo dài bất thường:
- Chậm kinh 1 tháng
- Chậm kinh 2 tháng
- Chậm kinh 3 tháng
- Chậm kinh 4 tháng
Cách chẩn đoán và điều trị chậm kinh
-
Cách chẩn đoán
Bằng việc thăm khám thì các bác sĩ cũng sẽ chuẩn đoán để kiểm tra xem có những dấu hiệu bất thường gì về chu kì kinh của chị em không. Nếu phát hiện không có thai bác sĩ cũng sẽ chuyển sang kiểm tra các nguyên nhân khác trong đó có việc thăm khám và kiểm tra ngực và bộ phận sinh dục của bạn xem có điều gì bất thường hay không.
Tình trạng trễ kinh có thể đến từ khá nhiều dấu hiệu cho biết một loạt các vấn đề về nội tiết tố khá phức tạp. Để tìm ra nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể phải tiến hành nhiều xét nghiệm sau:
- Thử thai: Đây là thử nghiệm đầu tiên để loại trừ hoặc xác nhận việc mang thai.
- Xét nghiệm prolactin: Nồng độ hormone prolactin tăng cao có thể là dấu hiệu cho biết có khối u tuyến yên.
- Xét nghiệm nội tiết tố nam: Nếu bạn có nhiều lông ở mặt và giọng nói trầm xuống, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra mức độ hormone nam trong máu của bạn.
- Kiểm tra chức năng tuyến giáp: Bác sĩ sẽ được lượng hormone để cho kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu của bạn có thể xác định xem tuyến giáp có đang làm việc đúng cách hay không.
- Kiểm tra chức năng buồng trứng: Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) trong máu có thể xác định xem buồng trứng có đang làm việc đúng cách hay không, đo chỉ số dự trữ buồng trứng AMH.
-
Siêu âm: Các bác sĩ sẽ tiến hành được sử dụng các loại sóng siêu âm để tạo hình ảnh của cơ quan nội tạng. Nếu bạn chưa từng có kinh, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để kiểm tra xem có bất kỳ bất thường nào ở cơ quan sinh sản của bạn hay không.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ MRI sẽ tiến hành sử dụng các loại sóng vô tuyến điện với một lượng từ trường nhằm tạo ra các hình ảnh đặc biệt chi tiết các mô mềm trong cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định MRI để kiểm tra xem có khối u tuyến yên không.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này sẽ chụp X-quang từ nhiều góc độ khác nhau để tạo điểm cắt ngang của các cấu trúc bên trong. Chụp cắt lớp vi tính có thể cho biết tử cung, buồng trứng và thận có bình thường không.
Phương pháp điều trị
- Điều trị bằng thuốc: Nếu bạn bị rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên có thể được điều trị bằng thuốc.
- Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Nếu bạn đang bị tiền mãn kinh sớm thì bác sĩ có thể sử dụng phương pháp thay thế hormone.
- Dùng thuốc tránh thai kết hợp: Để giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn nếu bạn mắc một tình trạng như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS); bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc tránh thai.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp, bạn có xuất hiện các khối u hoặc tắc nghẽn bên trong buồng trứng hay các khối u tuyến yên không đáp ứng với điều trị nội khoa thì bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị.
Có thể thấy được bệnh Trễ kinh có thể do ảnh hưởng bởi lối sống thiếu lành mạnh và không khoa học. Chính vì thế thì bạn cần phải cân bằng công việc và giải trí khoa học để tái tạo được chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm soát các căng thẳng và xung đột trong cuộc sống để không gây ảnh hưởng để chu kỳ kinh nguyệt.
Làm thế nào để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn?
Để có một chu kì kinh nguyệt đều đặn hàng tháng thì chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Nhất là vào những ngày hành kinh trước và sau khi quan hệ. Để thêm sạch sẽ thì nên sử dụng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ có nồng độ pH phù hợp.
Xây dựng lối sống khỏe mạnh bằng việc sinh hoạt lành mạnh ăn uống khoa học bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Rèn luyện thể dục thể thao điều độ có kết hợp với việc nghỉ ngơi và ngủ nghỉ một cách hợp lý. Cần tránh xa và không sử dụng những chất kích thích có hại như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
Chị em nên tìm hiểu các liệu pháp thư giãn giúp chị em không rơi vào tình trạng căng thẳng hoặc stress kéo dài. Đồng thời, tuân thủ thăm khám phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh phụ khoa, can thiệp kịp thời và hiệu quả, tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
>>> Suy giảm nội tiết tố nữ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Bạn muốn đăng ký mua sản phẩm. Vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin cho chúng tôi:
- Địa chỉ:175 đường Trường Chinh, Phùng Chí Kiên, Bắc Kạn
- Phone: 0354.591.555
- Email: hotro.duoctaman@gmail.com
- Website: https://duocphamtaman.com/