Theo thống kê hiện nay cho thấy thì tai biến ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Việc trẻ hóa số lượng bệnh nhân bị tai biến đặt ra những vấn đề đáng quan ngại trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vậy dấu hiệu tai biến ở người trẻ là gì? Cách phòng ngừa ra sao? Trong bài viết này Dược Phâm Tâm An xin chia sẻ cho bạn về những dấu hiệu tai biến ở người trẻ cần lưu ý.
Hiện nay theo thống kê cho thấy tình trạng tai biến ở người trẻ hiện đang chiếm khoảng 15% tổng số các ca tai biến. Đáng chú ý chính là con số này đang có xu hướng trẻ hóa tăng lên nhanh chóng. Con số này ở những năm trước thì độ tuổi bị tai biến thường là người cao tuổi.
Bên cạnh đó điều đáng buồn là hiện nay các bạn trẻ vẫn chưa có quan tâm thực sự đến việc phòng ngừa tình trạng nguy hiểm này. Họ cho rằng đây là những căn bệnh của người già và họ còn trẻ nên không cần.
Tai biến ở người trẻ là gì?
Tai biến ở người trẻ được hiểu như là tình trạng tai biến xảy ra ở độ tuổi dưới 45 tuổi. Tình trạng này có do nhiều nguyên nhân tắc ghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não. Trước đây, tai biến mạch máu não thường chỉ xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, người già trên 65 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng tai biến đang dần trẻ hóa.
Theo thông tin của Hội đột quỵ thế giới năm 2022, mỗi năm, có tới 16% ca bị tai biến nằm trong độ tuổi 15 đến 49 tuổi. Theo đó, trong tổng 6,5 triệu ca tử vong do tai biến hàng năm, có tới 6% là người trẻ.
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ
- Tự nhiên bạn sẽ bị thay đổi giọng nói, khó nói, nói ngọng hoặc nói bị dính chữ. Miệng bị méo miệng thậm chí nặng hơn là không thể nói được.
- Mờ mắt, hoa mắt, mất thị lực, nhìn không rõ,… cũng là một trong những dấu hiệu tai biến ở người trẻ.
- Đau đầu hoặc nhức đầu dữ dội. Sử dụng thuốc giảm đau nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm. Tuy nhiên, đau đầu không phải là triệu chứng điển hình của tai biến ở người trẻ. Nhiều ca tai biến ở người trẻ nhưng lại không có biểu hiện nhức đầu.
- Khuôn mặt của người có dấu hiệu tai biến sẽ bị mất cân đối, một bên sẽ bị chảy xệ, khi họ cười cũng sẽ méo mó.
- Yếu một bên cơ thể, khó khăn khi vận động chân tay. Tai biến thường khiến cho người bệnh không thể nâng cả hai tay qua đầu cùng một lúc.
Nguyên nhân gây tai biến ở người trẻ
Hiện nay các bác sĩ có đưa ra thông tin rằng ở lứa tuổi trẻ và trung niên đều có thể mắc phải tình trạng tai biến. Chúng thường đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng tai biến ở người trẻ để biết cách phòng bệnh hiệu quả hơn.
-
Rối loạn mỡ máu
Hiện nay tình trạng béo phì ở những người trẻ đang có dấu hiệu gia tăng. Việc thường xuyên ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh sẽ khiến bị rối loạn mỡ máu cao hơn. Tỷ lệ Apoprotein A-I và Apolipoprotein B ở những đối tượng này có liên quan mật thiết tới tình trạng tai biến và những bệnh về não bộ khác.
-
Lười vận động, béo phì
Một khi bạn càng ít vận động thì tình trạng béo phì cũng sẽ ngày càng tăng. Cuộc sống tiện nghi khiến cho mình càng có lối sống thụ động hơn. Bạn ngôi nhiều hơn và nằm nhiều hơn là đi bộ và chạy. Các nghiên cứu cho thấy đối tượng có tỉ số BMI lớn hơn 30 và vòng eo trên 80cm có nguy cơ bị tai biến cao hơn nhiều lần so với người có chỉ số bình thường.
-
Đái tháo đường
Tình trạng đái tháo đường hiệu nay xảy ra ở lứa tuổi trẻ khá nhiều. Họ sẽ có nguy cơ cao mắc các căn bệnh về tiểu đường nhiều hơn 30% bình thường. Người bị tiểu đường sẽ dễ tổn thương các tế bào nội mạc, khiến mỡ có thể chui qua lớp nội mạc và đi vào trong một cách dễ dàng hơn. Từ đó hình thành nên các mảng xơ vữa, gây nên hẹp lòng mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
-
Tăng huyết áp
Người có thói quen thường xuyên ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Đây cũng chính là nguyên nhân gây tai biến ở người trẻ.
-
Sử dụng rượu bia, thuốc lá
Một khi sử dụng nhiều loại rượu bia và thức uống có cồn khiến cho tăng cao nguy cơ bị bệnh tai biến gia tăng. việc hút thuốc thường xuyên cũng làm gia tăng nguy cơ mắc tai biến. Bởi thuốc lá chứa hơn 7000 chất độc.
-
Sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai tương đối an toàn. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng với liều lượng cao hoặc không đúng chỉ định thì loại thuốc này sẽ làm tăng huyết áp, tăng khả năng đông máu, từ đó dẫn đến tình trạng tai biến do thiếu máu cục bộ.
Cách xử trí khi gặp trường hợp bị tai biến
Khi người thân của bạn có xuất hiện từ 2-3 trong số các triệu chứng như trên thì bạn cần liên hệ ngay với cơ sở y tế cùng lúc đó cần đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Những người hợp bị triệu chứng bất ngờ thì bạn có thể áp dụng tốt những biện pháp xử lý tạm thời như sau:
- Di chuyển bệnh nhân đến nơi thoáng mát, rộng rãi, bằng phẳng.
- Để bệnh nhân nằm trong tư thế thoải mái nhất có thể, hai chân duỗi thẳng, đầu kê cao khoảng 30 độ.
- Nới lỏng quần áo và hỗ trợ, nhắc nhở bệnh nhân giữ bình tĩnh, hít thở đều, sâu, chậm rãi.
- Nếu thấy người bệnh có biểu hiện nôn thì cần nghiêng người qua một bên để tránh dịch nôn xộc lên mũi và vào phổi.
- Trường hợp người bệnh bị co giật, lấy một miếng vải sạch quấn quanh chiếc đũa rồi kẹp vào giữa hai hàm để tránh trường hợp cắn lưỡi.
Một chú ý chính là bạn không nên tự ý di chuyển người đang bị bệnh tai biến đến cơ sở y tế vì sẽ rất nguy hiểm. Đồng thời, không chích nặn máu 10 đầu ngón tay, không cạo gió hay cho người bệnh ăn, uống bất cứ thứ gì. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý đến những người có bệnh lý cao huyết áp vì đây là nhóm đối tượng rất dễ bị đột quỵ bất ngờ.