Rong Kinh là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị

Rong kinh là tình trạng không hiếm gặp tuy nhiên vẫn còn nhiều chị em chủ quan. Hiện tượng này là kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày, mất nhiều máu, gây ảnh hưởng nhiều tới tâm sinh lý và sức khỏe của phái đẹp. Nếu không kịp thời điều trị, rong kinh còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây vô sinh. Tình trạng rong kinh không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà có thể là chỉ báo của một số bệnh phụ khoa. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng rong kinh nhé!

rong kinh
rong kinh

Rong kinh là gì?

Rong kinh (có tên tiếng Anh là Menorrhagia) đây chính là một hiện tượng lượng máu kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc kéo dài hơn so với một chu kỳ bình thường. Đây là dấu hiệu cực kì nguy hiểm khi lượng máu kinh nguyệt khoảng 50-80ml chính là lớp niêm mạc tử cung bong ra. Tiếp đó, hình thành lớp niêm mạc tử cung mới cho chu kỳ tiếp theo.

Với hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt này thường có kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu kinh kéo dài hơn 80ml cũng được xem là rong kinh. Nếu phải thay băng vệ sinh liên tục hàng giờ, đó là biểu hiện của rong kinh

Một số biểu hiện khác khi gặp hiện tượng rong kinh

Một số hiện tượng rong kinh chính là thường ra nhiều vào ban đêm hoặc có lượng máu đông hình thành từ những cục lớn.

Rong kinh kéo dài có thể làm chị em thiếu máu, mệt mỏi và xanh xao. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm các cơ quan sinh dục, dễ gây các bệnh lý phụ khoa và gây vô sinh ở phụ nữ.

rong kinh

Nguyên nhân rong kinh

Hiện tượng rong kinh có thể đến từ khá nhiều nguyên nhân. Tư việc liên quan đến các loại hormon đi cùng với các bệnh lý khác do tâm lý căng thẳng. Những nguyên nhân hiện tượng này được chia sẻ như sau:

  • 1. Mất cân bằng hormone

Với sự mất cân bằng giữa hàm lượng hormone estrogen cũng như Progesterone ở chị em phụ nữ cũng khiến một sự tích tụ ở phần niêm mạc tử cung bong ra trong chu kì kinh nguyệt. Với bất kì sự thiếu hụt nào cũng khiến gây mất cân bằng vùng niêm mạc tử cung dẫn đến việc phát triển quá mức và lượng máu kinh bị ra nhiều.

Những nguyên nhân có thể làm mấy cân bằng hormone ở phụ nữ gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), bệnh lý tuyến giáp, tình trạng béo phì, kháng insulin…

  1. Rối loạn chức năng buồng trứng

Với những trường hợp trứng không rụng vào chu kì kinh nguyệt do không thể sản xuất ra đủ lượng hormone Progesterone bình thường dẫn đến mất cân bằng lượng hormone và hệ quả chỉnh là hiện tượng rong kinh tiến hành.

  1. U xơ tử cung

Với những trường hợp bị có các khối u xư tử cung thể nhẹ lành tính thì cũng có thể xảy ra hiện tượng rong kinh.

  1. Lạc nội mạc tử cung

Tình trạng nhiều chị em bị lạc nội mạc tử cung có thể gây ra đau đớn cũng như bị chảy máu khiến cho nhiều người bệnh thấy được lượng máu và chu kì kinh nguyệt ra nhiều hơn.

  • 5. Đặt vòng tránh thai

Hiện tượng rong kinh cũng chính là một trong những tác dụng phụ của việc chị em sủ dụng biện pháp tránh thai đặt vòng. Chính vì thế chị em nên xem xét kĩ lưỡng cho việc này.

  • 6. Liên quan đến thai kỳ

Sảy thai (thai nhi tử vong trong tử cung) hoặc mang thai ngoài tử cung có thể gây tình trạng chảy máu bất thường. Mang thai ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân khiến chảy máu chu kỳ kinh kéo dài

rong kinh

  • 7. Sử dụng thuốc

Nhiều chị em sử dụng một số loại thuốc chống viêm, chống đông máu hay nội tiết có thể gặp được tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài (rong kinh).

  • 8. Các bệnh lý khác

Tình trạng rối loạn đông máu di truyền như bệnh Von Willebrand có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường. Ngoài ra, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng cũng có thể dẫn đến rong kinh.

Có thể thấy hiện tượng rong kinh là một trong những biểu hiện nguy hiểm bệnh lý đối với chị em phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Hiện tượng này có liên quan đến các bệnh lý như u xơ tử cung, polyp tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, các bệnh lý khác như ung thư tử cung, rối loạn đông máu di truyền, bệnh gan, thận hoặc tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây nên tình trạng này.

>>> Những dấu hiệu nhận biết các bệnh phụ khoa


Biến chứng của rong kinh

  • Thiếu máu: Tình trạng rong kinh trong một thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể chị em bị mất máu nghiêm trọng. Lượng máu mất đi khiến chị em lâm vào tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Với những chị em bị thiếu máu sẽ khiến cho da bị nhợt nhạt không hồng hào và dễ mệt mỏi luôn luôn mệt mỏi. Tình trạng hơn nếu nặng hơn có thể gây khó thở, nhịp tim nhanh.
  • Viêm nhiễm vùng kín: Tình trạng rong kinh khiến bạn bị mất máu nhiều. Ben trong máu kinh gồm máu và các tế bào nội mạc tử cung. Đây là môi trường rất tốt để cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi gây những bệnh lý vùng kín như viêm âm hộ âm đạo, viêm cổ tử cung.
  • Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được xử lý, vi khuẩn có thể lan vào các cơ quan khác gây viêm niêm mạc tử cung, viêm vòi trứng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sinh sản.

Cách điều trị tình trạng rong kinh

Chị em khi bị rong kinh thường thấy sợ hãi lo lắng và tìm đến cơ sở ý tế để mong chữa trị. Hiện nay việc điều trị tình trạng bệnh rong kinh thường sẽ có những phương pháp như sau:

Dùng thuốc

Thuốc bác sĩ kê đơn thường dùng để cải thiện được tình trạng rong kinh. Các thuốc được sử dụng có thể là thuốc cầm máu, thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID), hoặc thuốc bổ sung sắt để tránh thiếu máu.

rong kinh

  • Thuốc chống tiêu sợi huyết (axit tranexamic): Đây là loại thuốc khá phổ biến nhằm ngăn chặn các quá trình tiêu sợi hyết cũng như phá vỡ những cục máu đông do giảm lượng máu chảy.
  • Bổ sung viên sắt: nhằm cung cấp sắt cho cơ thể để kích thích tạo máu.
  • Thuốc giảm đau bụng kinh: Rong kinh thường đi kèm với tình trạng đau bụng. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau kinh thường là NSAIDs như diclofenac, ibuprofen, naproxen để làm giảm triệu chứng đau bụng kinh. Tuyệt đối không dùng asprin.
  • Uống thuốc tránh thai: đặc biệt là thuốc tránh thai hằng ngày, giúp điều hoà hormone của cơ thể, giúp chu kỳ kinh nguyệt về bình thường.
  • Sử dụng vòng tránh thai: trong vòng tránh thai có chứa levonorgestrel (một loại progestin) làm niêm mạc tử cung mỏng đi qua đó làm giảm lượng máu kinh.

Phẫu thuật

  • Khi phẫu thuật bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật Nong, nạo tử cunG để có thể loại bỏ một số lớp vùng niêm mạc tử cung, để làm giảm tình trạng chảy máu.
  • Giảm cung cấp máu đến tử cung: Thủ thuật phẫu thuật này sẽ được tiến hành thông qua phần động mạch đùi. Chúng có tiến hành sử dụng một số dụng cụ để tiến hành làm giảm cung cấp đến máu vùng tử cung.
  • Cắt bỏ u xơ tử cung: trong trường hợp xuất hiện u xơ tử cung, bác sĩ sẽ dựa vào kích thước và vị trí để đưa ra các phương án cắt bỏ u xơ phù hợp.
  • Đốt nội mạc tử cung: Đây là thủ thuật giúp lloại bỏ vùng nội mạc tử cung để làm giảm tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, khi sử dụng phẫu thuật này cần phải cân nhắc đến vấn đề có con sau này.
  • Cắt bỏ hoàn toàn tử cung: Biện pháp cuối cùng chính là cắt bỏ hoàn toàn tử cung. Trường hợp này thường bị ung thư tử cung.

rong kinh

Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa rong kinh

Để tránh gặp phải tình trạng rong kinh nguy hiểm này thì chị em cần phải thực hiện một số biện pháp phòng tránh như sau:

  • Chườm ấm: giúp thư giãn các cơ tử cung làm giảm trạng thái đau bụng, giúp máu ra điều hòa hơn.
  • Kiêng các chất kích thích như cà phê, trà và các gia vị cay để tránh mất nước.
  • Sử dụng các phương thuốc dân gian như ngải cứu, huyết dụ, nhọ nồi để giúp giảm rong kinh.
  • Nằm nghỉ ngơi: khi máu ra quá nhiều nên nghỉ ngơi để tránh máu ra ồ ạt.
  • Bổ sung đầy đủ nước trong chu kỳ kinh nguyệt (2 đến 2,5 lít) để tăng lưu lượng tuần hoàn.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm chứa sắt, vitamin C, vitamin B.
  • Tránh những căng thẳng, mệt mỏi, stress để không ảnh hưởng đến nội tiết tố.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ

Chị em nên tiến hành thăm khám định kì từ 3-6 tháng/ lần nhằm kịp thời phát hiện ra các nguyên nhân thực thể gây ra tình trạng rong kinh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng để có thể nhằm phát hiện kịp thời và điều trị.

>>> Bệnh phụ khoa là gì ? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *